Bình Dương: Chuyển đổi số để thay đổi toàn diện hoạt động quản lý, điều hành, tăng năng suất lao động, cách sống và làm việc của người dân
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
TTĐT - Tỉnh ủy Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 19/5/2022 về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

TTĐT - Tỉnh ủy Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 19/5/2022 về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định đẩy mạnh chuyển đổi số với các trụ cột chính quyền số, kinh tế số, công dân số và xã hội số để làm thay đổi tổng thể và toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính quyền hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng; thay đổi cách sống, làm việc của người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển; các ngành, lĩnh vực trọng điểm thực hiện chuyển đổi số theo hướng tối ưu hóa, thông minh hóa góp phần thực hiện mục tiêu "Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại" như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Mục tiêu cụ thể về phát triển chính quyền số đến năm 2025: 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp được hỗ trợ bởi các công cụ thông minh dựa trên dữ liệu; 100% cơ quan khối Đảng, đoàn thể thực hiện liên thông các quy trình, dữ liệu, hồ sơ công việc từ cấp tỉnh đến cấp xã; tối thiểu 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức định kỳ hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số; 80% thủ tục hành chính được thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn quy trình xử lý, tác nghiệp; trung bình mỗi năm thực hiện chuyển đổi số 20% khối lượng thủ tục hành chính. Trước năm 2023, hình thành Trung tâm điều hành thành phố thông minh tại tỉnh và tại các thị xã, thành phố; các huyện còn lại thực hiện trước năm 2024.

Phát triển kinh tế số chiếm 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số trên 50%; tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trong dịch vụ thương mại điện tử đạt từ 50% trở lên. Tập trung chuyển đổi số trong các ngành dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, logistic để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Về phát triển xã hội số, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; hạ tầng mạng Internet băng rộng cáp quang, 5G phủ trên 95% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%.

anh tin bai

Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) Bình Dương

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Nghị quyết xác định 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số; phát triển nguồn nhân lực; đầu tư phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; phát triển dữ liệu, ứng dụng nền tảng số dùng chung và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin… Ưu tiên chuyển đổi số các lĩnh vực: Quy hoạch và quản lý đô thị; sản xuất công nghiệp; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải và logistics; nông nghiệp; y tế; giáo dục; văn hoá và du lịch.

Nghị quyết giao các cấp ủy Đảng chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cấp do người đứng đầu chính quyền các cấp làm Trưởng ban.

Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo thể chế hóa Nghị quyết, xây dựng cơ chế chính sách; ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo lộ trình.

Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh xây dựng và triển khai Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh và các đề án, chương trình, kế hoạch tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chỉ đạo rà soát, kiến nghị Trung ương, HĐND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, mô hình, kinh doanh mới, nội dung số; ưu tiên bố trí đủ nguồn lực, kinh phí hàng năm thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết.

Nghị quyết Chuyển đổi số: file_20220524_100128_nq-tu-chuyen-doi-so.signed.pdf


Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0